LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC





Bài 1: Nhập môn
    • Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng chỉ được nghiên cứu bởi Khoa học Lý luận về Nhà nước và Pháp luật
    • Lý luận nhà nước và pháp luật đảm bảo sự thống nhất giữa cáckhoa học pháp lý khác
    • Lý luận về Nhà nước và pháp luật nghiên cứu các vấn đề về nhà nước và pháp luật một cách toàn diện, cụ thể
    • Các khoa học pháp lý khác là cơ sở kiểm nghiệm, chứng minh các kết luận của Lý luận về nhà nước và Pháp luật
    • Lý luận nhà nước và pháp luật là cơ sở phương pháp luận cho các khoa học pháp lý khác
Bài 2: Nguồn gốc của nhà nước
    • Xã hội có giai cấp là xã hội có Nhà nước.
    • Theo Chủ nghĩa Mác- Lênin,Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được
    • Vì nhà nước ra đời như là công cụ đàn áp giai cấp của giai cấp thống trị cho nên giai cấp bị trị cũng có thể hình thành một nhà nước khác để đàn áp giai cấp thống trị.
    • Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội.
    • Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
    • Học thuyết thần quyền về nguồn gốc của Nhà nước luôn cho rằng Thượng đế trực tiếp trao quyền thống trị dân chúng cho nhà Vua
    • Những học thuyết phi Mác xít lý giải một cách chân thực và có cơ sở khoa học về nguồn gốc và bản chất của nhà nước.
    • Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã dẫn đến sự phân hóa tài sản và chế độ tư hữu xuất hiện
    • Công xã nguyên thủy không tồn tại Nhà nước vì không tồn tại hệ thống quản lý thực hiện quyền lực
    • Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã trực tiếp dẫn đến mâu thuẫn giai cấp “chín muồi” và sự hình thành Nhà nước
    • Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm là yếu tố quyết định sự hình thành Nhà nước ở các quốc gia phương Đông
    • Nhà nước ra đời vì nhu cầu quản lý xã hội
    • Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được.
Bài 3: Bản chất của nhà nước
    • Một trong những cách xác định bản chất nhà nước là việc trả lời câu hỏi nhà nước của ai, do ai và vì ai.
    • Vì xã hội phân chia thành các giai cấp cho nên bản chất của nhà nước là của giai cấp thống trị, do giai cấp thống trị và vì giai cấp thống trị
    • Thực chất, nhà nước chỉ là công cụ, bộ máy trấn áp giai cấp của giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và trấn áp giai cấp bị trị
    • Bản chất giai cấp của nhà nước thực chất chỉ là một giai cấp nhất định nắm quyền lực nhà nước
    • Việc nhà nước bảo vệ lợi ích chung của xã hội chính là biểu hiện rõ nhất bản chất giai cấp của nhà nước.
    • Tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước tỷ lệ nghịch với nhau trong nội dung của bản chất nhà nước
    • Một trong những đặc trưng của nhà nước là có quyền lực công cộng đặc biệt
    • Tính xã hội của nhà nước không chỉ thể hiện là ý chí chung của xã hội mà nó còn thể hiện trong vai trò bảo vệ lợi ích chung của xã hội
    • Quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước chính là quyền lực về kinh tế, chính trị và tư tưởng
    • Tìm hiểu về bản chất của nhà nước chính là việc trả lời cho câu hỏi: tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước vì lợi ích của ai
    • Quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi các tổ chức trong xã hội.
    • Bản chất nhà nước phải là sự kết hợp một cách chặt chẽ giữa các vấn đề về quyền lực nhà nước của ai, do ai và vì ai
    • Các tổ chức xã hội có thể phân chia cư dân thành các đơn vị hành chính lãnh thổ.
    • Bản chất nhà nước và bản chất giai cấp của nhà nước là hai khái niệm đồng nhất
    • Nhà nước bảo vệ giai cấp thống trị nhưng trong chừng mực nhất định nó đồng thời bảo vệ lợi ích của xã hội nói chung
    • Bản chất giai cấp của nhà nước không chỉ là lợi ích của giai cấp thống trị mà trước hết là vì lợi ích của giai cấp thống trị.
    • Cơ sở kinh tế quyết định sự xuất hiện và phát triển của nhà nước nhưng nhà nước cũng sự độc lập nhất định đối với cơ sở kinh tế
    • Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất
Bài 5: Hình thức nhà nước
    • Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện
    • Bộ máy nhà nước có tính hệ thống chặt chẽ
    • Cơ quan đại diện là cơ quan lập pháp
    • Bộ máy nhà nước thay đổi do sự thay đổi của điều kiện xã hội
    • Các cơ quan nhà nước có tính hệ thống vì chúng được tổ chức theo các nguyên tắc nhất định.
    • Các cơ quan nhà nước có tính hệ thống vì chúng được tổ chức theo các nguyên tắc nhất định.
    • Tòa án phải độc lập khi xét xử.
    • Trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Tư sản chỉ áp dụng một nguyên tắc là: Tam quyền phân lập
    • Hầu hết tòa án trong bộ máy nhà nước phải độc lập khi xét xử
    • Cơ sở kinh tế quyết định sự xuất hiện và phát triển của nhà nước nhưng nhà nước cũng sự độc lập nhất định đối với cơ sở kinh tế
    • Bộ máy nhà nước thực chất là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
    • Một trong những yếu tố căn bản phân biệt cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội là thẩm quyền của nó
Chức năng nhà nước
    • Sự biến đổi của nhiệm vụ sẽ dẫn đến sự biến đổi chức năng của nhà nước
    • Vì nhiệm vụ quyết định chức năng của nhà nước nên chức năng nhà nước không tác động đến nhiệm vụ
    • Nhiệm vụ của Nhà nước xuất hiện do ý chí chủ quan của con người và sự vận động khách quan của xã hội.
    • Chức năng của nhà nước và của cơ quan nhà nước hình thành là kết quả của quá trình thiết lập bộ máy nhà nước.
    • Cơ quan nhà nước xuất hiện, sau đó chức năng được xác định cho cơ quan này và cuối cùng, nhiệm vụ được giao để nó thực hiện.
    • Chức năng nhà nước không thể thay đổi.
Bài 6: Hình thức nhà nước
    • Trong hình thức chính thể quân chủ, người đứng đầu nhà nước nắm giữ cả ba quyền lực : quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp
    • Mọi Chính phủ phải do Quốc hội hay Nghị viện thành lập
    • Đặc điểm cơ bản nhất trong chính thể cộng hòa, quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về những cơ quan được bầu trong thời gian nhất định ?
    • Mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện hay Quốc hội là kìm chế đối trọng trong chế độ đại nghị.
    • Trong chính thể cộng hòa lưỡng hệ, thủ tướng là người nắm giữ quyền hành pháp
    • Chính phủ luôn luôn chịu trách nhiệm trước Quốc hội hay Nghị viện.
    • Trong cấu trúc nhà nước đơn nhất không thể tồn tại khu tự trị
    • Cơ quan đại diện là cơ quan thiết lập cơ quan hành pháp
    • Trong cấu trúc nhà nước liên bang, các quốc gia thành viên đều có thẩm quyền riêng trên cơ sở phân chia quyền lực giữa trung ương liên bang với nhà nước thành viên
    • Trong hình thức chính thể quân chủ không thể tồn tại dân chủ.
    • Chế độ chính trị là phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước
    • Nguyên thủ quốc gia là một bộ phận có trong tất cả các nhà nước.
    • Quyền lực của các cơ quan nhà nước không thể cao hơn Hiến pháp.
    • Nguồn gốc quyền lực nhà nước của các nhà nước đều xuất phát từ nhân dân.
    • Tổng thống luôn do nhân dân trực tiếp bầu ra.
    • Nhân dân đều được tham gia vào bộ máy nhà nước và bằng bầu cử
    • Mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện hay Quốc hội là kìm chế đối trọng trong chế độ Cộng hòa tổng thống.
    • Một nhà nước dân chủ thì không thể mang hình thức chính thể quân chủ
    • Sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào bộ máy nhà nước là căn cứ duy nhất để đánh giá tính chất dân chủ của nhà nước.
    • Đặc trưng của chế độ đại nghị là nghị viện thành lập và giải tán chính phủ
    • Sự phân quyền và cơ chế kiểm tra đối trọng giữa các cơ quan nhà nước là biểu hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
    • Đặc trưng của chế độ cộng hòa tổng thống là quyền lực không bị hạn chế của tổng thống.
    • Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chỉ được hình thành từ sau cách mạng tư sản
    • Mối quan hệ kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan nhà nước chỉ tồn tại trong những nước áp dụng nguyên tắc phân quyền
    • Chủ quyền quốc gia luôn tập trung ở chính quyền trung ương cho dù đó là Nhà nước liên bang hay đơn nhất.
    • Một nhà nước với chế độ chính trị dân chủ phải là nhà nước có hình thức cấu trúc liên bang
    • Nhà nước với chính thể cộng hòa thì luôn có chế độ chính trị dân chủ
    • Chế độ chính trị của Nhà nước luôn phụ thuộc vào hình thức chính thể của Nhà nước
    • Hình thức chính thể quân chủ là hình thức chính thể mà ở đó toàn bộ quyền lực tối cao thuộc về một người
    • Hình thức chính thể cộng hòa không tồn tại ở các kiểu Nhà nước chủ nô và phong kiến
    • Hình thức nhà nước là những hoạt động của Nhà nước
    • Không thể có chế độ chính trị dân chủ trong một nhà nước chính thể quân chủ tuyệt đối
Bài 7: Kiểu nhà nước
    • Cơ sở để xác định các kiểu nhà nước là cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và cơ sở tư tưởng
    • Sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử theo quan điềm Mác xít là quy luật khách quan.
    • Sự khác biệt lớn nhất giữa nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản với nhà nước xã hội chủ nghĩa là sự khác biệt về cơ sở kinh tế.
    • Các nhà nước đều phải trải qua tất cả các kiểu nhà nước trong lịch sử.
    • Cơ sở tư tưởng trong nhà nước chiềm hữu nô lệ là đa thần giáo
    • Kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước.
    • Phân tích cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước tư sản
    • Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, cơ sở kinh tế là công hữu nhưng nhà nước vẫn còn tồn tại ?
    • Sự bóc lột trong quan hệ chiếm hữu nô lệ mang tính chất dã man nhất trong các kiểu nhà nước ?
Bài 8: Nhà nước xã hội chủ nghĩa
    • Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn là nhà nước nguyên nghĩa mà chỉ là nửa nhà nước.
    • Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa do cơ sở kinh tế – xã hội của nhà nước quy định
    • Chức năng duy nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý kinh tế – xã hội.
    • Nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
    • Việc thực hiện quyền lực trong nhà nước xã hội chủ nghĩa không mang tính cưỡng chế.
    • Tính nửa nhà nước của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện qua chức năng, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
    • Phân tích cơ sở hình thành và phát triển của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
    • Quốc hội là cơ quan duy nhất mang tính quyền lực trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
    • Chế độ chính trị dân chủ chỉ tồn tại trong nhà nước xã hội chủ nghĩ

  1.      Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được.   
    1. Đúng theo quan điểm của tư tưởng Mác, nhưng nhà nước Việt Nam xuất hiện bởi 2 nguyên nhân khác: nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm
  2. Xã hội có giai cấp là xã hội có Nhà nước.

Phải có tính giai cấp và tính xã hội, có nghĩa là giai cấp thống trị cũng phải có sự quan tâm nhất định đến nhu cầu của xã hội. Tùy nhà nước mà tính giai cấp hay tính xã hội nổi trội hơn, nhưng bắt buột phải có tính xã hội bên cạnh tính giai cấp thì nhà nước mới tồn tại được.
3. Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội.
Không bất biến mà là 1 phạm trù lịch sử có phát sinh, phát triễn và tiệt vong. Do đó không phải là hiện tượng bất biến của xã hội.
4. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
QL nhà nước là quyền làm chủ của nhân dân -> QL xuất hiện trong khi có nhà nước.
5. Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã dẫn đến sự phân hóa tài sản và chế độ tư hữu xuất hiện.
1) Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt.
2) Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
3) Buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện.
Nền kinh tế sản xuất xuất hiện tư hữu.
6. Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã dẫn đến mâu thuẫn giai cấp “chín mùi” và sự hình thành Nhà nước.
Ba lần phân công diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy -> nền kinh tế sản xuất làm xuất hiện chế độ tư hữu -> dẫn đến mâu thuẫn xã hội -> chính nó làm xuất hiện nhà nước. Nói cách khác 3 lần phân công này làm tiền đề cho sự x/h nhà nước. Chính chế độ tư hữu dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt mới làm x/h nhà nước.
7. Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện nhà nước.
Như trên
8. Nhà nước là một sản phẩm của xã hội vì khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định thì nhà nước sẽ hình thành.
Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đạt đến một trình độ nhất định và tiệt vong khi những diều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi.
9. Yếu tố trị thủy và chống ngoại xâm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành nhà nước.
Là hai yếu thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước đầu tiên của Việt Nam.
10. Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng Nhà nước không phải là hiện tượng bất biến vì Nhà nước sẽ bị tiêu vong.
ĐÚNG
11. Nghiên cứu bản chất của Nhà nước nhằm xác định những phương diện, thuộc tính cơ bản gắn liền với sự tồn tại của Nhà nước.
12. Nhà nước là một hiện tượng có tính giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.
Mặc dù nhà nước có tính giai cấp nhưng bên cạnh đó còn có tính xã hội do đó nó không chỉ thuộc một giai cấp hay liên minh giai cấp nhất định.
13. Nhà nước mang tính giai cấp vì xét về nguồn gốc Nhà nước, Nhà nước ra đời khi mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức độ không thể điều hòa được.
Nhà nước ra đời khi mẫu thuẫn đấu tranh giai cấp gay gắt quyết liệt nhưng ở VN chính tính xã hội : trị thủy và chống ngoại xâm là nguyên nhân hình thành nhà nước
14. Bản chất của Nhà nước mang tính xã hội vì Nhà nước chỉ có thể tồn tại trong một xã hội có giai cấp.
Ngoài bản chất giai cấp thì nhà nước phải có tính xã hội, bởi vì nếu chỉ có tính giai cấp thì nhà nước không thể tồn tại mà không tính đến các giai cấp, các tầng lớp, ý chí nguyện vọng của các giai tầng trogn xã hội. Do đó nhà nước ngoài tư cách bộ máy để đảm bảo sự thống trị của giai cấp này lên giai cấp khác, nó còn phải là tổ chức quyền lực công, đảm bảo lợi ích chung cho xã hội, công cụ tổ chức cộng đồng, duy trì và ổn định sự phát triễn của xã hội.
15. Trong ba loại quyền lực kinh tế, chính trị và tư tưởng:
– Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất bởi tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị.
– Quyền lực chính trị là cơ bản và quan trọng nhất vì đó là sự bảo đảm bằng cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.
– Quyền lực tư tưởng chỉ thể hiện vai trò trong những nhà nước quân chủ mang nặng tính duy tâm.
???
16. Quyền lực tư tưởng của một nhà nước là sự thống trị và sự cho phép tồn tại duy nhất một hệ tư tưởng trong toàn xã hội.
17. Bản chất của Nhà nước mang tính xã hội vì nhà nước chịu sự qui định bởi các điều kiện khách quan của xã hội.
Đã nói ở trên tính giai cấp và tính xã hội của bản chất nhà nước
18. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng mọi nhà nước đều phải mang tính giai cấp nhưng không phải nhà nước nào cũng mang tính xã hội.
NN mang tính giai cấp và tính xã hội nhưng mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội có tính tương quan khác nhau
19. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau.
Chính xác
20. Trong trường hợp tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích của giai cấp thống trị và giai cấp khác trong xã hội, Nhà nước luôn phải lựa chọn theo hướng bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Chính xác
21. Mức độ thể hiện tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước luôn lệ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị, của đảng cầm quyền.
Đúng
22. Không thể tồn tại trường hợp thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước.
Nếu chúng thống nhất thì ko còn nhà nước
23. Mức độ tương quan giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước sẽ phản ánh mức độ dân chủ và tiến bộ của một nhà nước.
? Có vẻ đúng
24. Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu của nhà nước nhưng không chỉ có riêng đối với nhà nước.
Sai, chỉ có ở nhà nước
25. Không chỉ có nhà nước mới có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã tồn tại ngay từ xã hội công xã nguyên thủy.
26. Sự cưỡng chế của Đảng chính là biểu hiện của quyền lực công cộng đặc biệt.
Sai, Chỉ có nhà nước mới có sức mạnh cưỡng chế
27. Nhà nước trong xã hội có giai cấp là sự quản lý dân cư theo sự phân chia khác biệt về chính trị và địa vị giai cấp.
28. Chủ quyền quốc gia tạo nên quyền quyết định không có sự giới hạn của một nhà nước.
Sai, chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý, nó thể hiện ở quyền tự quyết của nhà nước về đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào ý kiến từ bên ngoài, thuộc tính không tách rời khỏi nhà nước và có tính tối cao. Nhưng ngày nay nhà nước còn đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, phải đặt quyền quyết định của nhà nước trong chuẩn mực chung của thế giới.
29. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều được xem là pháp luật.
Có chuẩn mực đạo đức nhưng không xem là pháp luật.
30. Thuế là biểu hiện của sự bóc lột giai cấp.
Là 1 trong 5 đặc trưng của nhà nước. Câu sau trả lời thuế là gì.
31. Thuế là công cụ giúp nhà nước quản lý xã hội và điều hòa lợi ích giai cấp.
YES
32. Xã hội và nhà nước là hai hiện tượng đồng nhất với nhau, vì không thể có xã hội nếu như không có nhà nước trong điều kiện hiện nay.
Đ/k hien nay thì có xã hoi se có nhà nước. Còn ngược lại thì ….
33. Tổ chức, hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội.
Phục vụ cho nhu cầu của giai cấp thống trị nữa.
34. Nhà nước luôn đóng vai trò tác động tích cực đối với xã hội.
Sai, nhà nước phục vụ cho nhu cầu của giai cấp thống trị.
35. Một chính sách đúng đắn, phù hợp của Nhà nước là đủ để tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội.
Xét chính sách đúng đắn và phù hợp đó với ai, giai cấp thống trị, hay giai tầng nào.
36. Nhà nước luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị vì vậy Nhà nước không thể đóng vai trò tác động tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Vì quyền lợi kinh tế gắn với giai cấp thống trị -> SAI ??
Nguồn: ST 
Previous
Next Post »